Các nguyên nhân gây khó nuốt

     

         Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng khó nuốt, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, trẻ sinh non hay những người có vấn đề về thần kinh và não bộ. Để điều trị triệt để chứng khó nuốt ở người bệnh thì bác sĩ sẽ phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh.

     

    1. Chứng khó nuốt là gì?

     

         Khó nuốt là một trong những thuật ngữ y khoa thể hiện sự khó khăn khi nuốt của người bệnh, do các bệnh lý ở vùng thực quản hoặc vùng hầu họng gây ra. Tùy vào từng giai đoạn bệnh và cơ địa của mỗi người thì mức độ khó nuốt sẽ khác nhanh, khi ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau buốt khi nuốt thức ăn, uống nước và cảm giác thức đi qua thực quản lâu hơn.

     

         Khi chứng khó nuốt trở nên trầm trọng thì ngay cả chất lỏng và chất rắn đều không thể xuống được thực quản và có thể khiến người bệnh bị nôn hết thức ăn và nước uống ra ngoài.

     

         Ở người bình thường, hoạt động nuốt có thể diễn ra rất nhiều lần trong ngày để giúp thức ăn, chất lỏng và những chất ngày do cơ thể tiết ra đi vào trong cơ thể, quá trình nuốt bao gồm các giai đoạn sau:

     

    - Giai đoạn đầu: Là giai đoạn thức ăn ở trong khoang miệng, tại đây, thức ăn, chất lỏng sẽ được nhai và nhào trộn để chuẩn bị nuốt.

    - Giai đoạn hai: Là giai đoạn miệng, lưỡi sẽ đẩy thức ăn hoặc chất lỏng trong khoang miệng vào phía sau của miệng và kích thích phản xạ nuốt.

    - Giai đoạn ba: Hay còn gọi là giai đoạn hầu, thức ăn và chất lỏng sẽ đi qua hầu họng và sau đó tiến vào thực quản.

    - Giai đoạn bốn: Thức ăn và chất lỏng sẽ qua thực quản và đi thẳng vào dạ dày.

     

     

    2. Dấu hiệu cảnh báo chứng khó nuốt

         

         Khi bị khó nuốt hay nuốt nghẹn, người bệnh sẽ thường thấy xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

     

    - Khoang miệng tiết nước bọt nhiều hơn

    - Thường xuyên có cảm giác chất lỏng hoặc thức ăn bị vướng lại trong cổ họng

    - Luôn có cảm giác có dị vật hoặc khối gì đó vướng trong cổ họng

    - Có cảm giác khó chịu ở ngực hoặc cổ họng

    - Sụt cân không rõ nguyên nhân do liên tục bị nuốt nghẹn, nuốt vướng

    - Bị ho và nghẹn khi ăn uống

    - Giọng nói bị thay đổi

     

    3. Nguyên nhân gây khó nuốt là gì?

         

         Người bệnh mắc phải chứng khó nuốt có thể do các nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

     

    Người bệnh bị hẹp thực quản do bị viêm thực quản nặng

     

         Viêm thực quản là bệnh lý thể hiện sự viêm các lớp ở niêm mạc thực quản do trào ngược acid từ dạ dày lên hoặc các tác nhân khác. Acid sẽ khiến cho lớp niêm mạc đoạn thực quản dưới bị viêm. Viêm thực quản do trào ngược acid là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên, biến chứng hẹp thực quản có thể sẽ gây ra tình trạng khó nuốt ở người bệnh.

     

    Ung thư thực quản

     

         Ung thư thực quản là căn bệnh nan y nguy hiểm và không thường gặp, đối tượng dễ mắc ung thư thực quản thường lớn hơn 55 tuổi, việc chẩn đoán bệnh sớm ở giai đoạn đầu có thể mang đến cơ hội chữa khỏi và giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh cũng có thể mắc phải triệu chứng khó nuốt do các khối u phát triển và làm hẹp lòng thực quản.

     

    Hẹp thực quản do nguyên nhân khác

     

         Người bệnh bị khó nuốt do hẹp thực quản (bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản), tuy nhiên, cũng có thể do các nguyên nhân khác như sau xạ trị thực quản hoặc phẫu thuật, uống phải chất tẩy rửa hay chất hóa học có thể gây phá hủy...

     

    Màng ngăn hay vòng thực quản

     

         Vòng thực quản hay màng ngăn đều là những khối u lành tính phát triển từ mô thực quản, nguyên nhân gây tình trạng khó nuốt này thường ít gặp phải ở người bệnh và đôi khi người bệnh bị vòng thực quản và màng ngăn cũng không gây triệu chứng gì ngoài khó nuốt, nuốt vướng.

     

    Đờ thực quản

     

         Đờ thực quản là căn bệnh có thể tác động lên cả thần kinh và cơ để chi phối cơ thực quản. Người bệnh bị đờ thực quản sẽ có cơ không thể co lại để đẩy thức ăn xuống dạ dày, ngoài ra, việc cơ thắt và mở không đúng thời điểm cũng sẽ làm cho thức ăn không thể qua thực quản để xuống dạ dày một cách dễ dàng, chính điều này đã làm cho người bệnh gặp phải chứng khó nuốt.

     

    Mắc các bệnh lý thần kinh khác

     

         Việc mắc phải các rối loạn thần kinh cơ khác trong cơ thể cũng sẽ làm tác động lên hệ thống cơ thực quản và thần kinh rồi gây ra chứng khó nuốt. Tuy nhiên, những trường hợp này, người bệnh sẽ thường thấy xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác.

     

    Chèn ép từ bên ngoài vào thực quản

     

         Sự chèn ép từ bên ngoài vào các cấu trúc cạnh thực quản cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt ở người bệnh. Cũng giống như nguyên nhân khác, các triệu chứng khi bị chèn ép từ bên ngoài vào thực quản sẽ thường xuất hiện trước chứng khó nuốt.

     

    Túi thừa thanh hầu

     

         Đây là một căn bệnh hiếm gặp khi túi thừa tận cùng tách ra từ phần thấp nhất của họng là hạ họng, túi thừa thanh hầu thường xảy ra ở những người bệnh trên 70 tuổi và có thể không gây ra một triệu chứng nào ngoại trừ nuốt nghẹn và cảm giác luôn có gì đó vướng ở trong cổ họng, ho, khó thở và nôn ra thức ăn.

     

         Ngoài các nguyên nhân gây khó nuốt kể trên thì người bệnh còn có thể gặp phải chứng bệnh này khi mắc phải các bệnh hiếm khác nhau và gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc giảm chức năng của thực quản....

     

    4. Chẩn đoán khó nuốt như thế nào?

     

         Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh là gì, các bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và triệt để ở người bệnh.

     

         Khi người bệnh gặp phải chứng khó nuốt trong thời gian dài và không rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng miệng họng cho người bệnh bằng một cái gương nhỏ hoặc sử dụng một ống nhỏ mềm nội soi để đưa vào mũi hoặc họng của người bệnh, thủ thuật nội soi sẽ giúp quan sát rõ hơn các bộ phận sau của lưỡi, họng và thanh quản và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng.

     

    Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:

     

    - Chụp ba-rít cản quang: Để giúp tìm ra bệnh lý trong thực quản.

    - Nội soi thanh quản: Quan sát phía sau cổ họng của người bệnh, sử dụng gương hoặc phạm vi sợi quang.

    - Nối soi thực quản hoặc nội soi đường tiêu hóa trên

    - Đo áp lực thực quản: Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một ống nhạy cảm áp lực đưa qua mũi hoặc miệng xuống thực quản của người bệnh để đo áp lực co các cơ thực quản.

    - Chiếu điện quang

    - Theo dõi pH

    - Chụp vi tính cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ (MRI).

     

         Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh là gì, các bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và triệt để ở người bệnh.

     

    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status