Chứng khó nuốt, nguyên nhân và cách điều trị

     

         Khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh lý hầu họng hoặc thực quản. Nếu chỉ bị khó nuốt một vài lần thì không phải là bệnh lý, nhưng khó nuốt thường xuyên là bệnh lý cần phải điều trị.

       Khó nuốt là chứng thường gặp ở họng miệng, với nhiều mức độ khác nhau. Khó nuốt được hiệu đơn giản là phải mất nhiều thời giăn và nỗ lực để di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

       Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khó nuốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý Tai Mũi Họng nào đó. Người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. 

     

     

    Triệu chứng khó nuốt

       Tự nhiên xuất hiện khó nuốt rồi biến mất, khó nuốt nhẹ hay nặng, hoặc ngày càng nặng hơn. Khi bị chứng khó nuốt, bệnh nhân thường thấy các triệu chứng như sau:

    • Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống trong lần nuốt đầu tiên của bữa ăn
    • Nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt
    • Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi vừa nuốt vào
    • Bệnh nhân cảm thấy thức ăn hoặc dịch mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của thực quản
    • Bị đau khi nuốt thức ăn
    • Bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng
    • Sụt cân do không cung cấp đủ dinh dưỡng
    • Ở trẻ nhỏ, khó nuốt khiến trẻ quấy khóc, ăn chậm, lười ăn, ho hay nghẹn khi ăn, bú gặp khó khăn

       Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, hoặc tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ để được hỗ trợ. 

     

     

    Khó nuốt là bệnh gì?

       Chứng khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh lý hầu họng hoặc thực quản, thường gặp ở người cao tuổi, trẻ sinh non hoặc người bị bệnh về não hay hệ thần kinh.

       Nếu chỉ bị khó nuốt một vài lần thì không phải là bệnh lý, nhưng khó nuốt thường xuyên là bệnh lý cần phải điều trị. Thông thường, có 2 loại nguyên nhân gây khó nuốt:

    • Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản
    • Bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản

       Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản xảy ra trong các trường hợp: bị đột quỵ, chứng co thắt thực quản, Parkinson, viêm đa cơ, co thắt thực quản, xơ cứng bì làm cho các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại, cơ ở đoạn thấp thực quản bị yếu đi.

       Nghẹt ở hầu hoặc thực quản trong các bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản; dị vật thực quản; các khối u bên ngoài thực quản như hạch bạch huyết, chèn ép vào thực quản...

       Ngoài ra, còn khó nuốt không rõ nguyên nhân, khó nuốt do sự lão hóa cơ thực quản...

    Điều trị chứng khó nuốt

       Khi tình trạng khó nuốt xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

    1. Điều trị nội khoa

    - Dùng các loại thuốc chống ợ nóng, chống viêm thực quản, thuốc giúp ngăn chặn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

    - Sử dụng kháng sinh để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở thực quản.

    2. Điều trị ngoại khoa 

    - Nội soi để lấy các dị vật kẹt trong thực quản của bệnh nhân.

    - Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc túi thừa, xử lý dây thần kinh gây ra chứng co thắt thực quản.

    - Dùng biện pháp nuôi dưỡng qua ống thông xuống dạ dày đối với bệnh nhân bị khó nuốt nghiêm trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

    3. Điều trị hỗ trợ

       Nếu bệnh nhân bị các tổn thương não, các dây thần kinh, cơ, thì cần phải tập luyện để các cơ hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp cho phản xạ nuốt diễn ra thuận lợi.

       Trong chế độ ăn cũng cần thay đổi các loại thức ăn cho phù hợp với tình trạng bệnh tật để bệnh nhân dễ nuốt thức ăn. Chẳng hạn thay thức ăn đặc bằng thức ăn lỏng để có thể nuốt được dễ dàng hơn.

       Dùng phương pháp nong giãn thực quản bằng một thiết bị được đặt vào thực quản để mở rộng bất kỳ chỗ hẹp nào của thực quản.

     

    Sử dụng Máy Điều Trị Chứng Khó Nuốt Vitalstim

     

     

       VitalStim Plus kích thích điện thần kinh cơ giúp bình phục và tái tạo các cơ trong quá trình nuốt.

       Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ lâm sàng, bệnh nhân tham gia một liệu pháp tương tác hỗ trợ tăng cường cơ bắp để phục hồi chức năng nuốt.

       Các mục đích sử dụng của dạng sóng VitalStim là tái tạo cơ của cơ nuốt trong điều trị chứng khó nuốt (các vấn đề về nuốt) do bất kỳ nguyên nhân nào ngoại trừ các nguyên nhân cơ học cần can thiệp phẫu thuật (ví dụ: khối u cản trở). Các nguyên nhân không cơ học của chứng khó nuốt bao gồm: rối loạn thần kinh và cơ; tai biến tim mạch; rối loạn hô hấp với biến chứng nuốt; điều kiện latrogenic (tình trạng do phẫu thuật); xơ hóa / hẹp phát sinh do bức xạ; ngừng sử dụng do đột quỵ, đặt nội khí quản, hoặc chấn thương thiếu oxy liên quan đến sinh nở; và chấn thương ở đầu và cổ. Thiết bị này là một thiết bị theo toa nhằm mục đích sử dụng theo hoặc theo lệnh của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế được cấp phép khác.

     

    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status